Các bước trong quy trình xử lý khi có cháy xảy ra đảm bảo an toàn

quy-trinh-xu-ly-khi-co-chay-xay-ra

Trong cuộc sống hiện đại ngày càng tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ mà chúng ta không thể nào lường trước được. Cho nên báo cháy là một trong những thiết bị cần thiết trong hệ thống phòng cháy chữa cháy, giúp chúng ta cảnh báo sớm về sự cố cháy nổ và từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục hiệu quả nhất. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách xử lý khi có đám cháy xảy ra. Trong bài chia sẻ này, chúng tôi xin hướng dẫn các bạn cụ thể về quy trình xử lý khi có cháy xảy ra đảm bảo an toàn nhất, mời các bạn cùng theo dõi.

3 loại tín hiệu báo cháy chính hiện nay

Trước khi tìm hiểu về quy trình xử lý khi có cháy xảy ra thì chúng ta cần phải tìm hiểu rõ về các loại tín hiệu báo cháy thường gặp hiện nay. Theo tiêu chuẩn của bộ công an, có 3 loại tín hiệu báo cháy chính là:

Thứ nhất: Tín hiệu báo cháy dập lửa

Tín hiệu báo cháy dập lửa là loại tín hiệu báo cháy được kích hoạt mỗi khi có sự cố chảy xảy ra. Thông thường, tín hiệu báo cháy này sẽ được truyền đến trung tâm báo cháy và kích hoạt hệ thống phun nước để dập tắt lửa nhanh chóng. Tín hiệu báo cháy này được đưa ra từ các cảm biến khói, nhiệt độ hoặc là cảm biến chuyển động.

Thứ hai: tín hiệu báo cháy cảnh báo

Tín hiệu báo cháy cảnh báo được kích hoạt mỗi khi có sự cố cháy xảy ra ở một vị trí nào đó ở trong tòa nhà. Thông thường thì tín hiệu này sẽ được truyền đến trung tâm báo cháy và đưa ra cảnh báo cho con người thông qua hệ thống loa hoặc là đèn báo. Và hệ thống này có thể được đưa ra từ nhiệt độ, cảm biến khói hoặc cảm biến chuyển động.

Thứ ba: tín hiệu báo cháy giả

Tín hiệu báo cháy giả là tín hiệu báo cháy không có thật và nó thường do các yếu tố bên ngoài như bụi bẩn, khói thuốc lá, hoặc ánh sáng mạnh gây ra. Thông thường tín hiệu này chỉ xuất hiện trong một thời gian rất ngắn và sau đó tự động tắt đi. Tuy nhiên, nếu tín hiệu cảnh báo này liên tục xuất hiện thì đó có thể là tín hiệu báo cháy thật và cần đưa ra giải pháp xử lý ngay.

Tìm hiểu quy trình xử lý khi có cháy xảy ra

Khi nhận được các tín hiệu báo cháy, quy trình xử lý khi có tín hiệu báo cháy xảy ra được thực hiện theo các bước cơ bản sau đây:

Bước 1: nhanh chóng báo động cho những người xung quanh

Hiện nay, có rất nhiều các hình thức báo động khác nhau để mọi người cùng biết để kịp thời xử lý và thoát thân ra khỏi đám cháy như: đánh kẻng báo cháy, hô hoán, phát thanh trên loa đài…đối với những cơ sở có lắp hệ thống báo cháy tự động thì cần phải nhấn nút báo cháy. Khi đó hệ thống sẽ ngay lập tức phát tín hiệu bằng âm thanh, ánh sáng đến những khu vực được bảo vệ.

Bước 2: nhanh chóng cắt điện khu vực bị cháy

Để đảm bảo an toàn cho con người trong quá trình chữa cháy, thoát nạn thì chúng ta cần ngay lập tức cắt nguồn điện của toàn bộ khu vực bị cháy để tránh trường hợp bị điện giật xảy ra. Chúng ta có thể cắt điện bằng cách ngắt cầu dao, ngắt aptomat, tháp nắp cầu chì trong nhà hoặc nơi sản xuất kinh doanh, nơi làm việc, hoặc ngắt nguồn điện ngay sau công tơ điện tại trụ điện vào cơ sở. Trong những trường hợp cần hỗ trợ thì hãy gọi ngay cho công ty điện lực để được xử lý nhanh chóng.

Bước 3: sử dụng các công cụ, dụng cụ để chữa cháy

Chúng ta có thể sử dụng bình chữa cháy, chăn chiên chữa cháy, nước…để dập tắt đám cháy nhanh chóng. Trong quá trình sử dụng cần phải lưu ý đúng kỹ thuật để đảm bảo an toàn tuyệt đối, sử dụng các chất chữa cháy phù hợp tránh trường hợp đám cháy bùng nổ lớn hơn. Tuyệt đối không sử dụng nước để chữa cháy đám cháy bằng xăng, dầu hoặc những khu vực chưa cắt điện.

Bước 4: gọi điện để báo lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp

Khi gọi điện thoại đến 114 cần phải trình bày rõ ràng các nội dung như: nơi xảy ra đám cháy, đặc điểm của đám cháy là gì như quy mô đám cháy, khả năng lan truyền của đám cháy, số người bị mắc kẹt trong đám cháy, số người bị thương. Mô tả tuyến đường đến nơi bị cháy…Khi thông báo xảy ra hoả hoạn cần phải bình tĩnh, tránh hoảng loạn và phải duy trì liên lạc bằng điện thoại di động với lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp.

Khi liên lạc đến 114 cần biết đây là số điện thoại luôn có người thường trực, không cần bấm mã vùng, không mất tiền. Tuy nhiên, khi có hoả hoạn xảy ra sẽ có nhiều người đồng thời gọi đến 114 để báo cháy cho nên thường xảy ra trường hợp máy bận hoặc không liên lạc được.

Bước 5: Cứu nạn, thoát nạn trong đám cháy

Nên ưu tiên thoát nạn ra khỏi đám cháy, trong quá trình thoát nạn cần phải đảm bảo an toàn, tránh ảnh hưởng của khói độc, không nên sử dụng thang máy khi thoát nạn, không nên tránh trong nhà vệ sinh khi có đám cháy. Nên ưu tiên mang theo các vật dụng có giá trị, những giấy tờ quan trọng khi thoát nạn, giúp đỡ người bị nạn, di chuyển tài sản đến nơi an toàn.

Bước 6: phối hợp cùng với lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp để giải quyết

Cắt cử người đón xe chữa cháy tại những tuyến đường lớn, dễ biết, báo cáo tình hình sơ bộ, diễn biến của đám cháy cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp để họ biết. Phối hợp cùng với lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp để dập tắt đám cháy nhanh chóng.

Bước 7: cần bảo vệ hiện trường đám cháy

Để tránh trường hợp trộm cắp tài sản xảy ra, cần phải cử người bảo vệ tài sản cứu được, không cho phép những người không có nhiệm vụ vào trong hiện trường đám cháy để tránh xáo trộn không cần thiết. Phối hợp cùng với các lực lượng điều tra, khám nghiệm khi có yêu cầu.

Những giải pháp xử lý và phòng ngừa tình huống báo cháy giả

Những tín hiệu báo cháy giả có thể gây nên sự hoang mang và làm mất thời gian của các cơ quan chức năng. Cho nên, để tránh những tính huống báo cháy giả xảy ra, chúng ta cần phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa như sau:

  • Cần thường xuyên kiểm tra và bảo trì hệ thống báo cháy: việc kiểm tra và bảo trì hệ thống báo cháy thường xuyên sẽ giúp chúng ta kịp thời phát hiện và khắc phục các lỗi kỹ thuật có thể gây ra như tín hiệu báo cháy giả. Bên cạnh đó, việc bảo trì cũng giúp đảm bảo hệ thống báo cháy luôn hoạt động tốt, sẵn sàng phát hiện ra sự cố cháy nổ khi cần thiết.
  • Hạn chế các yếu tố gây nên tín hiệu báo cháy giả: những yếu tố gây nên tín hiệu báo cháy giả như: bụi bẩn, khói thuốc lá, ánh sáng mạnh. Cho nên, chúng ta cần phải hạn chế các yếu tố này trong khu vực có hệ thống báo cháy để tránh trường hợp báo cháy giả xảy ra.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về quy trình xử lý khi có cháy xảy ra mà chúng tôi muốn giới thiệu đến toàn thể quý khách hàng. Việc nắm rõ được quy trình chữa cháy và các giải pháp phòng ngừa sẽ giúp chúng ta đối phó được với các tình huống báo cháy một cách hiệu quả nhất để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho con người và tài sản. Ngoài ra, việc kiểm tra và bảo trì hệ thống báo cháy thường xuyên là rất quan trọng để đảm bảo độ hiệu quả của hệ thống trong quá trình phát hiện sự cố về cháy nổ. Mong rằng bài chia sẻ này của chúng tôi đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích, nếu còn điều gì cần tư vấn vui lòng liên hệ đến số hotline của Công ty bảo vệ chuyên nghiệp Song Hỏa Long để được hỗ trợ tốt nhất bạn nhé.

Ngoài ra nếu quý vị đang có nhu cầu thuê dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp để đảm bảo cho doanh nghiệp của bạn hãy liên hệ ngay với Song Hỏa Long – Công ty chúng Tôi sẽ khảo sát báo giá thuê bảo vệ theo nhu cầu của quý vị, đảm bảo tốt nhất trên thị trường hiện nay

5/5 (1 Review)
0916.90.95.97
Fb Zalo
ClickMe
Yêu câu gọi lại tư vấn ×